fbpx

Hiện nay chưa có các nghiên cứu, đánh giá chi tiết về thị trường tiêu dung hoa cắt cành trong nước. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thị trường hoa trong nước là một thị trường chưa trưởng thành. Mức tiêu thụ hoa cắt cành có liên quan mật thiết đến các dịp lễ hội, lễ, tết, các ngày cúng kỵ theo phong tục, tâm linh của người Việt Nam. Việc sản xuất hoa của các nông hộ cũng thường theo lịch và tính thời vụ này để sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.

Hoa Đà Lạt phân phối thông qua kênh phân phối nội địa như sau:

-Kênh phân phối hoa nội địa

Sản phẩm hoa Đà Lạt để đến người tiêu dùng cần phải có vai trò của người phân phối. Theo nghiên cứu, sản phẩm hoa Đà Lạt được phân phối thông qua các kênh chủ yếu sau :

Với đánh giá trên, kênh phân phối tối ưu cho người sản xuất hoa Đà Lạt là kênh 1, kênh 2. Tuy nhiên để phân phối qua kênh thứ 1 và thứ 2 thì phải có một lực mạnh cả về tài chính, hiểu biết về thị trường và số lượng hoa phải lớn. Do đó theo thực tế điều tra thì chủ yếu nông hộ sản xuất hoa bán qua kênh 4 (nông hộ->người thu gom->chủ vựa->người bán lẻ->người tiêu dùng). Do đó nông hộ chỉ thu được 20% tổng lợi nhuận, người thu gom và người bán sỉ 20% còn lại người bán lẻ 60%. Khoảng 40% lượng hoa Đà Lạt phân phối qua kênh 3 (Nhà sản xuất=>vựa=>người bán lẻ=>người tiêu dùng). Còn lại phân phối qua các kênh khác. Kênh 1,2 chỉ có những công ty lớn, có mạng lưới phân phối và xuất khẩu như Dalat-Hasfarm, Bonie farm mới có thể làm được. Còn kênh thứ 5 thì chiếm tỉ lệ nhỏ.

-Giá các loại hoa tiêu thụ nội địa

Từ bảng 2.6, ta thấy giá từ người nông dân bán ra đến bán lẻ tăng gấp nhiều lần, có loại tăng đến 16 lần, đặc biệt các loại hoa chủ lực của Đà Lạt như Cúc, Hồng giá tăng đến 4 lần. Giá bán sỉ và giá bán lẻ cũng tăng đến 2 lần.

Theo nghiên cứu của :N.M.Poulisg thì tỉ lệ phân chia lợi nhuận là 20/20/60 cho người trồng hoa/người bán sỉ/người bán lẻ, thì nghiên cứu của Trung Tâm nghiên cứu khoai tây, rau, hoa thì tỉ lệ này còn cao hơn nhiều. Có loại hoa người bán sỉ tăng giá gấp mấy lần rồi sau đó người bán lẻ cũng tăng giá gần gấp đôi như : sao tím, Babi, Địa lan…Đó là một thực tế của giá hoa Đà Lạt: người tiêu dung phải mua giá cao mà nông hộ lại bán với giá rất thấp, không thu lại được đúng với công sức của mình.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là do tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán không liên kết của các nông hộ cộng với thiếu thông tin thị trường, hiểu biết về thị trường nên họ tỏ ra yếu thế đối với áp lực trả giá của người mua( người trung gian).

-Thị hiếu hoa cắt cành thị trừơng nội địa

Ở thị trường TPHCM, màu sắc và độ tươi của hoa là hai chỉ tiêu quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng , ngoài ra các chỉ tiêu khác như: giá, hương thơm, độ bền trong bình, độ dài cành hoa, độ cứng cành hoa cũng ảnh hưởng nhưng mức độ thấp hơn.

-Kênh phân phối hoa xuất khẩu của Đà Lạt-Lâm Đồng.

Đến nay hoa Đà Lạt đã tham gia vào thị trường thế giới. Trên cơ sở biểu đồ 2.6, 2.7, cho thấy hoa là một trong năm mặt hàng tham gia vào thị trường xuất khẩu hàng đầu của Đà Lạt-Lâm Đồng. Trong đó hoa có tốc độ tăng trưởng tăng đều đặn hàng năm khoảng 20%; thị trường ổn định và tăng cao hàng năm của hoa Đà Lạt-Lâm Đồng là Nhật, Úc, Singapor, Đài Loan ; các thị trường tiềm năng là EU, Mỹ…Đối với thị trường xuất khẩu các nông hộ chưa thể thực hiện được do sản lượng ít, chưa liên kết để tạo nguồn hàng hóa lớn, sản phẩm không đồng đều về chất lượng nên chưa thể tham gia thị trường xuất khẩu. Tuy vậy xu theo đánh giá trên thì thị trường xuất khẩu hoa còn rất nhiều tiềm năng nếu việc tổ chức sản xuất hợp lý, chuyên môn hóa và tạo ra được một lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao.

 

http://www.lindakieu.vn Địa chỉ tin cậy cho sản phẩm, dịch vụ hoc trang diem ở Việt Nam.