Các món ăn trong thực đơn tiệc cưới luôn là một trong những điểm nhấn quan trọng, để ghi lại dấu ấn khó quên trong buổi tiệc cưới của các cặp đôi.
Để có được bảng thực đơn tiệc cưới hấp dẫn với những món ăn đa dạng, phong phú thì các bếp trưởng đã phải có sự đầu tư không hề nhỏ, cả về tinh thần lẫn vật chất. Cùng tìm hiểu xem công việc của họ như thế nào nhé !
Mỗi món ăn là một tác phẩm nghệ thuật
1. Lên thực đơn
Người ta thường ví “đầu bếp như là người nghệ sĩ” khi sản phẩm họ sáng tạo ra được coi như những tác phẩm nghệ thuật. Món ăn không chỉ phải được đảm bảo các chất dinh dưỡng, mà còn phải trang trí sao cho trông thật tươi, ngon, đẹp mắt.
Các món ăn hơn những một bức tranh hay một bản nhạc ở chỗ, nó kích thích mọi giác quan của con người hoạt động. Mùi thơm sẽ đánh động đến khứu giác; màu sắc, cách trang trí món ăn thu hút thị giác; mùi vị sẽ hấp dẫn được vị giác; khi ăn thì cần đến xúc giác. Vậy nên, các đầu bếp phải thật chuyên nghiệp mới có thể sáng tạo nên những món ăn chất lượng cả về bên trong và bên ngoài.
Dựa trên những nguyên liệu tươi ngon có sẵn, tùy vào một lượng phù hợp, đầu bếp sẽ lập nên một menu mới, với một tên gọi nghe thật độc đáo và hay, gợi đến những gì càng hạnh phúc, yêu thương, liên quan đến tình yêu càng tốt. Tuy nhiên, họ cũng cần phải rất chú ý đến nguyên phụ liệu, đảm bảo rằng chúng sẽ bổ sung và kết hợp để có được một món ăn tốt cho người ăn nhất, tránh trường hợp, các chất đó “tương khắc” với nhau, không tốt cho sức khỏe người dùng.
Việc lên thực đơn cũng có thể là do chủ tiệc gợi ý và yêu cầu riêng. Khi đó, đầu bếp sẽ phải thực hiện theo những gì khách hàng muốn, họ chỉ có thêm góp ý vào những ý tưởng đó cho món ăn thêm hoàn hảo chứ không thực sự sáng tạo thực đơn tiệc cưới.
2. Bắt tay vào việc nấu
Việc tự mình chuẩn bị những nguyên vật liệu, đến việc bắt tay vào việc chế biến sẽ giúp các đầu bếp thấy được những ưu, nhược điểm của món ăn, để có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.
Thông thường, những bếp trưởng sẽ không làm những việc chuẩn bị nguyên vật liệu hay nấu nướng, mà chỉ cần làm công đoạn cuối là trang trí món ăn, trước khi đem lên phía trên sảnh cưới cho các thực khách thưởng thức.
3. Lắng nghe phản hồi
Sau tạo ra các món ăn mới, các đầu bếp cần lắng nghe những ý kiến phản hồi từ các thực khách. Chính thực khách sẽ là những nhân vật góp phần làm cho món ăn của họ ngày càng ngon hơn. Từ đó, đầu bếp sẽ có sự điều chỉnh thành phần các nguyên liệu cũng như phương pháp nấu cho phù hợp.
Sự điều chỉnh sau này có thể sẽ ảnh hưởng đến giá cả của các món ăn trong thực đơn. Nếu như người đầu bếp có thể thay thế các nguyên liệu chính từ cao cấp cho đến trung bình, thứ cấp thì sẽ vô cùng tuyệt vời vì như vậy sẽ tạo sự đa dạng về giá cho các cặp đôi lựa chọn thực đơn.