fbpx

Phù dâu hay còn gọi là dâu phụ được biết đến là những người “trợ lí cô dâu”. Họ luôn ở bên cạnh cô dâu bất cứ cứ nào từ trước, trong và sau lễ cưới. Cô dâu thường nhờ những người bạn hay chị em thân thiết làm phù dâu giúp mình. Nhưng cũng có một số người không muốn phiền đến bạn bè của mình mà nhờ các dịch vụ tổ chức tiệc cưới hỗ trợ. Thế nhưng, có ai thực sự biết nguồn gốc và vai trò thực sự của phù dâu? Hãy tìm hiểu điều đó qua bài viết sau.

Nguồn gốc của phù dâu

Theo phương Tây, cụ thể hơn là vào thời La Mã cổ đại, ngày ấy có một truyền thống rằng trong mỗi đám cưới phải có ít nhất 8 phù dâu và họ được mặc đồ cưới giống hệt cô dâu chính. Từ khăn voan, màu váy cho tới kiểu dáng, màu tóc đều phải giống cô dâu. Do người La Mã quan niệm rằng, những cuộc vui và hạnh phúc như đám cưới rất dễ thu hút ma quỷ, linh hồn tà ác tới phá rối. Nên họ bắt phù dâu phải giả dạng cô dâu, để chúng không biết ai là dâu chính, ai là dâu phụ để bắt đi.

dịch vụ tổ chức tiệc cưới nguồn gốc

Nguồn gốc của phù dâu

Còn trong tục lệ ngày xưa của Việt Nam, phù dâu thường là người dì, người cô hay chị em thân thiết của cô dâu, được bố mẹ nhà gái ủy thác đi theo về nhà trai. Họ là những người có kinh nghiệm trong việc làm dâu, làm mẹ đi theo bầu bạn với cô dâu trong những ngày đầu tại nhà chồng và để chỉ bảo kinh nghiệm. Trong văn hóa nước ta, đội bưng tráp bưng quả cũng đều là những người thân thiết với cô dâu. Do vậy, những ai mà được tân nương mời làm phù dâu thì có nghĩa là cô ấy đặt trọn niềm tin và hi vọng họ sẽ sát cánh bên cô trong những ngày cưới và sau này.

Tiêu chuẩn của một phù dâu

dịch vụ tổ chức tiệc cưới tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn của một phù dâu

Theo quan niệm xưa, phù dâu phải là người hiểu rõ và thân với cô dâu, bởi vì nếu chọn người không thân hoặc xa lạ thì cô dâu sẽ không hạnh phúc. Phù dâu thường là những cô gái tuổi xấp xỉ với cô dâu và không quan trọng là có độc thân hay không. Tuy nhiên, ở Việt Nam có quan niệm rằng:

_ Gái chưa chồng đi làm phù dâu thì sẽ mất duyên.

_ Đã có chồng rồi thì không được làm phù dâu.

Ngày nay, tư tưởng đã thoáng nên ít người quan tâm đến vấn đề này, chỉ cần là người gần gũi, thân thiết và có khả năng phụ giúp những vấn đề quan trọng trong ngày cưới.

Nhiệm vụ của phù dâu trong một đám cưới

Trước đám cưới

Phù dâu có thể cùng cặp đôi lên kế hoạch cho ngày cưới, tư vấn trang phục, váy cưới, concept cho photobook,… Ngoài ra, giúp cô dâu giải tỏa tinh thần và làm đẹp trước ngày cưới như đi spa, chăm sóc da, làm móng hoặc mua sắm. Kiểm tra với bên dịch vụ tổ chức tiệc cưới còn khâu còn thiếu sót hay cần giúp đỡ thêm hay không. Chu toàn mọi công việc chuẩn bị để lễ cưới được diễn ra hoàn hảo nhất.

Trong đám cưới

dịch vụ tổ chức tiệc cưới phù dâu

Chăm sóc cho cô dâu mọi lúc

Từ trước khi bắt đầu lễ cưới, phù dâu đã phải hỗ trợ cho cô dâu mặc lễ phục, trang điểm, làm tóc chuẩn bị cho lễ cưới. Ngoài ra, luôn luôn giữ cho tinh thần và tâm trạng thoải mái nhất cũng như chỉnh đốn trang phục trước khi cô dâu bước vào lễ đường. Bên cạnh đó, các phù dâu nên liên hệ với người phụ trách ban tổ chức để chắc rằng đám cưới đã được hoàn thiện và diễn ra suôn sẻ.

Trang phục khi làm phù dâu

Một nguyên tắc bất hành văn đó là phù dâu không được phép đẹp hơn cô dâu. Các cô gái không cần trang điểm đậm mà chỉ cần tự nhiên trong những bộ váy nhã nhặn. Váy cho phù dâu cũng nên đơn giản với gam màu nền khiến cho cô dâu được nổi bật và lộng lẫy nhất. Kiểu dáng và màu sắc nên đồng nhất với tổng thể concept tiệc cưới, không nên diện màu tương phản quá sẽ giành mất hào quang của cô dâu.

dịch vụ tổ chức tiệc cưới trang phục

Trang phục đơn giản và nhã nhặn

Trên đây là những chia sẻ về nguồn gốc và nhiệm vụ của phù dâu trong các buổi tiệc cưới. Nếu cặp đôi ngại việc mời bạn bè làm phù dâu, phù rể cho mình thì có thể cân nhắc đến dịch vụ tổ chức tiệc cưới Riverside Palace để nhận được sự hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp nhất.