fbpx

 

Tùy vào mỗi thời điểm, chuyện cưới hỏi sẽ có những thay đổi nhất định để phù hợp với xu thế. Và nhà hàng tiệc cưới được xem là biểu hiện cụ thể của một xã hội hiện đại.

Hiện nay, bao bộn bề lo toan trong cuộc sống với công việc và các mối quan hệ  đã làm nhiều người trẻ mệt mỏi. Họ hầu như không có thời gian để lo cho người thân cũng như chính mình, mà cụ thể là buổi tiệc cưới. Sáng đến cơ quan làm việc, chiều đi ký hợp đồng với đối tác, tối hội họp bạn bè hay phải đi công tác xa là lịch trình thường ngày mà nhiều người phải thực hiện. Đấy là một nguyên nhân chính để những nhà hàng  tiệc cưới sang trọng xuất hiện. Một nơi diễn ra đám cưới, mà không phải là nhà của cô dâu hay chú rể sẽ ảnh hưởng gì đến văn hóa cưới hỏi, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1.Nghi thức cưới hỏi

Ngày xưa, nghi thức cưới hỏi rất chỉn chu, trang trọng và có phần rườm rà. Bao gồm các thủ tục: mai mối, lễ cheo, chạm ngõ, ăn hỏi, báo hỷ, nạp tài, xin dâu, đón dâu, lại mặt.  Các thủ tục phải cách nhau với một khoảng thời gian nhất định, vì nếu nhanh quá, nhiều người sẽ dị nghị về tính chất của đám cưới.

Ngày nay, vì tiết kiệm thời gian, cũng như công sức, người ta đã lược bớt nhiều thủ tục để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Người ta chỉ còn giữ lại 5 lễ chính, đó là dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt. Lễ cưới có thể sẽ tổ chức tại nhà cô dâu và chú rể hoặc tại nhà hàng. Nếu tổ chức tại nhà hàng, cặp đôi sẽ phải thực hiện các nghi thức rót rượu mời cha mẹ, cắt bánh kem cưới, uống ly rượu giao bôi, trao nhẫn và mời khách dùng tiệc.

2.Trang phục

Trước kia, theo truyền thống thì cô dâu chú rể phải mặc áo dài, khăn đóng. Cô dâu thường mặc áo dài với các họa tiết rồng, phượng màu đỏ. Tuy nhiên, ngày nay, với xu thế hiện đại, nhiều luồng văn hóa đã ảnh hưởng đến trang phục người Việt, trong đó, văn hóa phương Tây ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Các cô dâu khi làm lễ thì mặc áo dài cho đúng truyền thống khi làm lễ gia tiên, chú rể mặc áo vest. Khi đãi tiệc, cô dâu có thể thay một đến hai chiếc váy cưới, với nhiều màu sắc, kiểu cách yêu thích khác nhau mà không hề có sự bắt buộc nào.

3. Thời gian tổ chức đám cưới

Ngày xưa, mỗi một đám cưới là một dịp vui của cả họ, cả xóm và cả cơ quan. Để có thể có được một ngày cưới trọn vẹn, gia đình hai bên phải chuẩn bị mọi thứ, từ tinh thần đến vật chất ít nhất cũng 1 năm. Khi gần đến ngày cưới, mọi người cùng nhau mối người một tay, giúp sức chuẩn bị đám cưới cho cô dâu chú rể sao cho thật hoành tráng, ý nghĩa. Một đám cưới ít nhất diễn ra trong hai ngày, ngày trước là để nhóm họp họ hàng, thân hữu, cùng nhau có bữa tiệc ấm cúng trong gia đình. Ngày hôm sau là lễ rước dâu, đãi khách.  

Tuy nhiên, thời nay, ai cũng mỗi người mỗi việc nên không có thời gian để giúp cặp đôi chuẩn bị mọi thứ. Những nhà hàng tổ chức  tiệc cưới sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho cô dâu, chú rể. Mọi thứ sẽ được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo mà trong một khoảng thời gian nhanh nhất.

4. Quà mừng cưới

Trước kia, khi đám cưới được tổ chức tại nhà, cùng với sự khó khăn trong cuộc sống nên khi đi dự cưới, khách mời sẽ mừng cưới bằng các vật phẩm cụ thể phục vụ cho cuộc sống vợ chồng như: xoong, phích nước, gối,…

Ngày nay, để thuận tiện, khách mời khi mừng cưới chỉ là đi tiền mừng. Những ai là thân thuộc, họ hàng thì có thể đi vàng, nhẫn hay vòng tay…

Cùng với thời gian, văn hóa cưới hỏi đã có sự thay đổi rõ rệt, tuy nhiên, những nét văn hóa được xem là đặc trưng sẽ luôn được gìn giữ. Đó là cách để thế hệ mai sau không quên cội rễ của mình.