fbpx

Quy luật cơ bản trong âm dương ngũ hành

 

Ngũ Hành được con người ý niệm, phức tạp hóa từ những vật chất cụ thể và thiết thực trong cuộc sống như: đất, nước, cây, lửa, sắt, đá và được kết hợp trong hai bộ tam tài : Thủy – Hỏa – Thổ và Mộc – Kim – Thổ, trong đó Thổ là yếu tố chung. Kết hợp chúng lại, ta được bộ năm với mối quan hệ đa dạng và phong phú, trong đó Thủy – Hỏa và Mộc – Kim là hai cặp đối lập rõ rệt. Ngũ Hành không phải là 5 yếu tố mà là 5 loại vận động, Thủy, Hỏa…không chỉ và không nhất thiết phải là nước, lửa mà còn là rất nhiều thứ khác.

Trong Ngũ hành có 2 qui luật:

Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ): giữa Ngũ Hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái sinh nó và Cái nó sinh).

Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở): giữa Ngũ Hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái khắc nó và Cái nó khắc).

Sơ đồ: Quan hệ Tương sinh Tương khắc của Ngũ hành

 

Quan hệ tương sinh Quan hệ tương khắc

 

 

 

 

 

 

Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau.

Như vậy yếu tố Âm Dương và Ngũ Hành chính là sản phẩm từ sự tiếp xúc với tự nhiên và được con người khái quát, trừu tượng trở thành cơ sở triết lý để khái quát tất cả mọi sự vật và lấy đó làm quy luật căn bản của giới tự nhiên. Từ đó ứng dụng vào cuộc sống, phục vụ cho con người trong đó có ẩm thực.