fbpx

Tổ chức tiệc cưới theo phong cách lễ cưới ngày xưa thể hiện sự hoài niệm về quá khứ thông qua việc sử dụng những chất liệu cũ xưa bao gồm: phông chữ, họa tiết, hay trang phục,… Theo kinh nghiệm chuẩn bị đám cưới của nhiều cặp đôi đi trước, tổ chức một hôn lễ kiểu xưa không hẳn là đi theo toàn bộ các thủ tục, nghi thức cưới hỏi truyền thống, mà đơn thuần chỉ là việc tái hiện màu sắc quá khứ ở phần chuẩn bị bên ngoài. Vậy điều gì làm nên “linh hồn” của concept đám cưới xưa?

Địa điểm tổ chức tiệc cưới

tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng Metropole

Địa điểm tổ chức tiệc cưới

Địa điểm tổ chức là yếu tố đầu tiên không thể không kể đến khi muốn thể hiện một cách rõ nét đặc trưng của đám cưới xưa. Bởi ngày trước, không gian để tổ chức không là nơi đâu xa lạ mà chính ngay tại mái nhà ấm cúng, thân thuộc của cô dâu và chú rể. Khác với nhiều đám cưới ngày nay, phần lớn được tổ chức ở những nhà trung tâm tiệc cưới hoành tráng, hiện đại, với dàn âm thanh, ánh sáng lung linh. Vì vậy, theo kinh nghiệm của người trước để lại, việc chuẩn bị đám cưới phong cách xưa là bạn chỉ cần chuẩn bị một không gian thật gọn gàng, ấm cúng và gần gũi.

>> Xem thêm: 7 bí quyết giúp cô dâu đẹp không tì vết trong ngày tổ chức đám cưới.

Sử dụng sắc đỏ thuần túy

sắc đỏ trong tổ chức tiệc cưới

Sử dụng sắc đỏ thuần túy

Ngày xưa,  sắc màu đỏ được xem như là màu sắc biểu tượng của đám cưới và điều đó vẫn tồn tại cho đến hôm nay. Gia đình nào mà luôn rộn ràng sắc đỏ, ắt hẳn gia đình đó đang chuẩn bị cho ngày đại hỷ của đôi tân lang tân nương. Người xưa quan niệm có câu rằng màu đỏ chính là màu sắc may mắn, hứa hẹn một cuộc sống đôi vợ chồng hạnh phúc, đủ đầy cho cô dâu chú rể mới cưới. Sử dụng màu đỏ để trang trí vào không gian đám cưới của bạn sẽ đạt được hiệu ứng đậm chất truyền thống, đậm chất người Việt Nam.

Trang trí cùng với chất liệu xưa cũ

Cách trang trí này có khả năng thể hiện được một cách đậm đà, khắc họa được rõ nét về phong cách mà cặp đôi muốn thể hiện. Các cặp đôi nếu chưa có cho mình những kinh nghiệm chuẩn bị đám cưới khuyên rằng: hãy nên đầu tư về thời gian cũng như công sức để tìm kiếm phụ kiện trang trí, khi đó thì bạn mới có được một không gian cưới theo đúng chuẩn phong cách cưới xưa.

Để tái hiện một đám cưới kiểu xưa cũ, đôi trẻ nên tận dụng một số chi tiết như: khăn trải bàn vải thô sắc đỏ, chữ hỷ, chăn con công, hay chiếc đèn dầu, ấm tích đựng nước trà trong chiếc hộp gỗ,… Đây là những biểu tượng cũ nhưng gợi sự thương nhớ của thời gian, có khả năng chạm đến trái tim của khách mời đến tham dự. 

>> Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết cách chọn địa điểm tổ chức đám cưới hoàn hảo

Thiệp cưới phong cách xưa

Một đám cưới tạo nên sự ấn tượng thì luôn có sự thống nhất trong chủ đề. Với phong cách đám cưới xưa, thì việc phô được chất “xưa” cũng nên thể hiện trong thiệp cưới của bạn. Những tấm thiệp độc đáo này hiện lên một cách nổi bật giữa những mẫu thiệp hiện đại bình thường. Ngày nay, với sự ra đời của các nền tảng thiết kế thiệp cưới tại nhà hay online, việc các cô dâu chú rể có thể tự bố trí, màu sắc, chi tiết,… cũng như việc có được một mẫu thiệp phong cách xưa mà mình mong muốn rất đơn giản.

Trang phục truyền thống

tổ chức tiệc cưới truyền thống

Trang phục truyền thống

Khác với vẻ sang trọng, lộng lẫy trong những bộ váy cưới hiện đại, kiêu sa, cô dâu trong đám cưới xưa khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của Việt Nam, tạo nên nét đẹp vô cùng duyên dáng. Để trở về với chủ đè đám cưới xưa, cô dâu thường mặc áo dài trắng hay đỏ, còn chú rể sẽ mặc quần âu, phối với áo sơ mi. Bên cạnh đó, tùy vào phong tục của từng vùng miền, đôi tân lang tân nương còn có những bộ trang phục cưới truyền thống khác như: áo mớ ba, áo Tấc, áo Nhật Bình… 

>> Xem thêm: Nhà hàng tiệc cưới Metropole nơi chắp cánh hạnh phúc đôi trẻ.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về kinh nghiệm tổ chức đám cưới phong cách xưa cho các cô dâu, chú rể tương lai. Hy vọng với sự gợi ý này, các cặp đôi sẽ có một đám cưới in đậm màu sắc của quá khứ và trở thành dấu mốc trọng đại không thể quên trong cuộc đời.