fbpx

Tổ chức tiệc cưới theo phong tục cưới hỏi của người Hoa là một trong những ý tưởng mới được khá nhiều cặp đôi ưa chuộng và ưu ái lựa chọn cho ngày trọng đại của mình.

Theo phong tục truyền thống của người Hoa, cô dâu phải mặc xiêm y màu đỏ may bằng vải gấm thêu trong lễ hỏi. Tóc được bới cao lên, thoa dầu bóng, dắt trâm hình cành hoa đỏ và lá trắc bá diệp tươi, trên đầu sẽ đội thêm mũ phượng. Chú rể mặc xiêm áo bằng gấm đỏ, thêu hình rồng, trên đầu đội mũ quả bí, trên ngực cài bông hoa to màu đỏ. Tuy nhiên, ngày nay để phù hợp với tiệc cưới hiện đại, y phục cưới truyền thống của người Hoa đã được cách tân lại để phù hợp hơn cho việc di chuyển và chiêu đãi quan khách của các cặp đôi.

Người Hoa tại Việt Nam

Người Hoa là một trong những dân tộc chiếm phần đông tại Việt Nam hiện nay. Họ có những phong tục, cách sống rất riêng và dù sinh sống làm ăn ở Viêt Nam lâu đời nhưng các gia đình vẫn giữ được những nét riêng rất đặc trưng của dân tộc mình. Phong tục cưới hỏi của người Hoa – cũng như người Việt, là một nét văn hóa truyền thống được giữ gìn và mang ý nghĩa rất quan trọng nên người Hoa vô cùng tỉ mỉ, khắt khe và chăm chút chu đáo cho những lễ cưới của con cháu mình.

Phong tục hỏi cưới

Khi hai người yêu nhau và tính tới hôn nhân, người Hoa sẽ hỏi ý xin sự chấp thuận của nhà gái. Nếu được chấp thuận thì lấy tuổi của cô gái về xem, việc xem tuổi cũng theo những quy định như người Việt khi xem tuổi xem mạng trước đám cưới. Tuy nhiên việc này thường được thực hiện vào đầu năm.

Tổ chức tiệc cưới theo phong tục cưới hỏi của người Hoa

Nhà trai sau khi xem tuổi hai bên hợp nhau, sẽ chuẩn bị lễ vật đem đến xem như hỏi cưới. Lễ vật bao gồm: 4 món Hải Vị (tóc tiên, tôm khô, mực khô, 1 mâm quýt với chữ Hỷ được dán trên từng trái); 1 cặp gà (gồm 1 con trống 1 con mái) còn sống; 1 con heo quay, bánh cưới. Tuy nhiên, theo phong tục, nhà trai thường đến nhà gái cùng một người gọi là người mai mối để đại diện nhà trai hỏi cưới, người mai mối này được tin là mang duyên lành nối dây tơ hồng cho hai bên đến được với nhau.

Sau khi hỏi cưới, nhà gái sẽ mời nhà trai dùng bữa cơm như một lời ưng thuận. Việc thỏa thuận lễ vật và tiền dẫn cưới sau đó cũng được người mối ở lại nói chuyện cùng nhà gái.

Phong tục làm lễ ngày cưới

Theo phong tục cổ truyền, cô dâu phải mặc xiêm áo màu hồng may bằng gấm thêu trong lễ hỏi. Cô dâu bới tóc, thoa dầu bóng, dắt trâm hình cành hoa đỏ và lá trắc bá diệp tươi trên đầu đội mũ phụng. Chú rể mặc xiêm áo bằng gấm hồng, thêu hình rồng, trên đầu đội mũ quả bí, trên ngực cài bông hoa to màu đỏ.

Ngày đón dâu, chú rể và phù rể đón dâu ở giữa đường. Khi cô dâu về tới nhà trai bố mẹ chồng nếu có tuổi không xung khắc với cô dâu thì ra đón, nếu có tuổi xung khắc thì tránh gặp mặt và đợi cô dâu bước vào nhà mới xuất hiện. Khi đến nhà trai cô dâu và chú rể phải thực hiện ba nghi lễ bắt buộc: nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái. Sau đó cả hai cùng mời rượu, chè những người bà con cô bác đang dự lễ cưới. Nghi thức cưới hỏi được xem là kết thúc sau đó. Buổi tối động phòng, hai vợ chồng phải uống rượu hợp cần gọi là giao bôi, mang ý nghĩa hạnh phúc sẽ luôn nồng đậm và lâu bền.

Với những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy, nhiều cặp đôi đã không ngần ngại tổ chức tiệc cưới theo phong cách của người Hoa. Khi chỉ phần lễ nghi, mà việc đãi tiệc, mời khách, trang trí, tổ chức tiệc đều dựa theo truyền thống của họ, để đảm bảo rằng bữa tiệc sẽ mang một nét riêng, độc đáo và ấn tượng với khách mời.